Đục thủy tinh thể - những điều cần biết


1️⃣ Có nhiều loại đục thủy tinh thể
Thông thường nhất là đục thủy tinh thể tuổi già (ở người trên 40 tuổi), thường là đục nhân của thủy tinh thể. 
Một loại khác là đục vỏ thủy tinh thể, có hình chêm và thường ở rìa của thủy tinh thể.
Dạng ít gặp hơn là đục bao sau thủy tinh thể, thường tiến triển nhanh hơn đục nhân và đục vỏ.
2️⃣ Đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ
Khi trẻ sinh ra đã mắc bệnh hoặc phát triển bệnh sớm trong những tháng đầu, gọi là đục thủy tinh thể bẩm sinh, có thể do di truyền, nhiễm trùng hay chấn thương trước sinh. Tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh nhược thị cho trẻ.
3️⃣ Tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể sớm
Khi đường huyết không được kiểm soát, các tế bào bên trong thủy tinh thể trở nên đục và kém trong suốt. Khi có đục thủy tinh thể, bệnh nhân nhìn mờ và màu sắc bị ám vàng.
4️⃣ Đục thủy tinh thể không tái phát sau mổ
Khi phẫu thuật, bác sĩ lấy thủy tinh thể đục và thay bằng một kính nhân tạo đặt vào mắt. 
Một số bệnh nhân nhìn mờ thứ phát sau mổ, do lớp bao mỏng giữ kính nhân tạo bị đục (không phải thủy tinh thể tái đục). 
Với thủ thuật laser bao sau, bệnh nhân sẽ nhìn rõ trở lại như sau mổ.
5️⃣ Cận thị độ cao làm tăng nguy cơ bong võng mạc sau mổ đục thủy tinh thể
Nếu bạn mắc cận thị độ cao và cần phẫu thuật đục thủy tinh thể, cần thảo luận về lợi ích và nguy cơ với bác sĩ.
6️⃣ Màu sắc của tròng mắt cũng liên quan đến nguy cơ bị đục thủy tinh thể
Nghiên cứu cho thấy người có màu mắt nâu có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể hơn mắt sáng màu.
Nên đeo kính mát chống tia UV và mũ để bảo vệ mắt khi ra nắng.
Lược dịch từ AAO.

PHÒNG KHÁM MẮT AN TÂM
THS. BSNT. NGUYỄN TRỊNH BẢO AN
Hotline: 0983639405
Zalo: 0983639405